Cùng tìm hiểu về các loại sân tennis và đặc điểm thú vị của chúng
Tennis hay còn gọi là quần vợt, là bộ môn thể thao rất được yêu thích trên thế giới và hiện đang có phong trào phát triển khá mạnh mẽ tại Việt Nam. Có rất nhiều khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ khi mua sản phẩm tại Việt Sport thắc mắc không biết có mấy loại sân tennis và đặc điểm của chúng như thế nào?
Để giải đáp thắc mắc đó, ngày hôm nay các bạn hãy cùng tìm hiểu về các loại sân tennis và đặc điểm thú vị của chúng qua bài tin ngắn nhưng vô cùng hữu ích này của chúng tôi nhé!
Các loại sân tennis phổ biến hiện nay
Sân tennis được gọi là đúng chuẩn khi đảm bảo yêu cầu về thiết kế do Liên đoàn Quần vợt Quốc tế ITF quy định. Tất cả các sân quần vợt đều là khu vực có bề mặt bằng phẳng, dạng hình chữ nhật tuân thủ đúng kích thước với từng trường hợp thi đấu khác nhau.
Hình ảnh: Kích thước sân tennis đạt chuẩn
Theo luật thi đấu của Liên đoàn Quần vợt Quốc tế ITF, kích thước sân tennis tiêu chuẩn phục vụ thi đấu là một sân có hình chữ nhật và có bề mặt bằng phẳng. Kích thước sân tennis gồm chiều dài sân tiêu chuẩn bằng 23,78m (78 feet), chiều rộng bằng 8,23m (27 feet) dành cho trận đánh đơn và 10,97m (36 feet) dành cho trận trận đánh đôi. Lưới tennis đạt tiêu chuẩn thi đấu được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên và chia đều 2 sân. Chiều cao lưới chuẩn là 0,914m ở giữa và 1,07m ở 2 cột lưới.
Tùy vào nguyên liệu làm sân, chúng ta chia sân tennis làm 3 loại như sau:
1. Sân tennis đất nện
Ở Việt Nam, loại sân tennis phổ biến nhất là sân đất nện, được xây dựng khoảng chục năm trở lại đây. Chất lượng sân cũng được xây dựng đảm bảo theo đặc điểm sân phục vụ giải đấu tennis hàng đầu thế giới Roland Garros của Pháp với kích thước sân tennis chuẩn quốc tế. Sân đất nện cũng là loại sân phù hợp nhất với đặc điểm người chơi tại Việt Nam.Sân đất nện được làm chủ yếu từ đá, gạch nghiền nát và có màu đất đỏ đặc trưng. Loại sân này khiến bóng nẩy chậm, lên cao nên rất thích hợp cho tay vợt thích chơi từ cuối sân thay vì chơi lên lưới.
Đồng thời, chơi trên sân đất nện cũng cần tay vợt tennis có tính kiên nhẫn, sức đánh bền và lâu. Hiện nay, các giải đấu dành cho sân đất nện trên toàn thế giới chủ yếu tập trung ở Châu u và Nam Mỹ. Rafael Nadal được biết đến là “Ông vua sân đất nện” với những thành tích vô cùng ấn tượng khi thi đấu trên loại sân này.
Hình ảnh: Sân tennis đất nện đạt chuẩn ITF
Mặt sân đất nện được cấu tạo 5 lớp, cụ thể là:
- Lớp bột gạch ngay trên mặt sân dày khoảng 2mm. Và các tay vợt có thể trượt êm, an toàn trên mặt sân để cứu bóng.
- Sau đó là đến lớp đá vôi khoảng 8cm nén chặt bằng máy ủi. Nhờ có lớp đá vôi đó mà bóng trên sân đất nện sẽ nảy cao, chậm hơn những mặt sân khác.
- Dưới lớp đá vôi là lớp đá nung giúp tạo độ ẩm thích hợp cho sân. Muốn làm “mềm” sân, người ta chỉ cần phun nước lên mặt sân để không bị khô cứng.
- Liền dưới lớp đá nung là một lớp sỏi dày khoảng 30cm. Lớp sỏi này giúp thoát nước tốt hơn.
- Và lớp sâu nhất là lớp đá dăm. Lớp đá dăm sẽ góp phần thoát nước ra khỏi sân đấu hoàn toàn.
Cấu tạo của sân đất nện này giúp giải đấu vẫn có thể tổ chức dù thời tiết mưa nhỏ, không ủng hộ các tay vợt. Đặc biệt hơn, trước khi trận đấu diễn ra một ngày, người ta sẽ phun ngập nước trên mặt sân, để giúp tay vợt có sân thi đấu chất lượng tốt nhất.
2. Sân tennis cỏ
Sân cỏ là loại sân ít được dùng để tổ chức thi đấu tennis vì loại sân này tốn kém để đảm bảo duy trì tốt chất lượng sân. Ngày nay, hầu hết các sân cỏ có ở Anh vì người dân Anh vẫn giữ nguyên truyền thống chơi quần vợt từ xưa đến nay.
Hình ảnh: Sân tennis cỏ tại Anh
Loại sân này giúp bóng đi nhanh, khả năng nảy thấp, không đều. Đó là lý do mà các sân cỏ thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới.
3. Sân tennis cứng
Hiện nay có nhiều loại sân cứng khác nhau, có khi chỉ đơn giản là loại sân làm từ xi măng hoặc làm từ nhiều lớp cao-su mỏng trộn cát và đổ mặt xi măng,… Loại sân này giúp bóng tennis đi nhanh, khả năng nảy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này “chậm” hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn.
Hình ảnh: Sân tennis cứng đạt chuẩn
4. Sân tennis thảm
Sân thảm thường được dùng khi người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên thích hợp cho mọi loại trận bóng.
Hình ảnh: Sân tennis thảm thích hợp cho mọi loại trận bóng
Hy vọng những thông tin trên của Việt Sport đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về các loại sân tennis và đặc điểm của từng loại sân. Chúc các bạn chọn được lối chơi phù hợp với bản thân và có những trận đấu tuyệt vời nhé!
VIỆT SPORT - Thế giới đồ thể thao chính hãng uy tín ®
Hà Nội:
77 Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hồ Chí Minh:
7 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Số điện thoại Hotline 1: 0962616299
Số điện thoại Hotline 2: 0797126789